Top 5 Loại Vách Ngăn Cách Âm Phổ Biến Nhất 2025

Trong bối cảnh ô nhiễm tiếng ồn ngày càng nghiêm trọng tại đô thị, nhu cầu tìm kiếm các giải pháp hạn chế âm thanh hiệu quả ngày càng được quan tâm. Một trong những lựa chọn nổi bật hiện nay là vách ngăn cách âm – không chỉ giúp phân chia không gian mà còn đảm bảo sự yên tĩnh và riêng tư trong sinh hoạt, làm việc. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nội thất và thi công cách âm, Đức Tú Furniture mang đến đa dạng giải pháp vách ngăn hiện đại, thẩm mỹ và phù hợp với nhiều không gian từ phòng ngủ, văn phòng đến studio chuyên nghiệp. Cùng khám phá top các loại vách ngăn cách âm phổ biến nhất 2025 trong bài viết sau!

Mục Lục

>>> Khám phá ngay:

Vách Ngăn Cách Âm Là Gì?

Vách ngăn cách âm là hệ thống tường ngăn được thiết kế từ các vật liệu chuyên dụng. Nhằm hạn chế tối đa sự truyền âm thanh giữa các không gian. Nhờ cấu trúc đặc biệt kết hợp giữa vật liệu tiêu âm, chống rung và vật liệu cách âm. Vách ngăn không chỉ giúp ngăn tiếng ồn hiệu quả mà còn đóng vai trò phân chia không gian khoa học và tăng tính thẩm mỹ cho nội thất.

Hiện nay, vách ngăn cách âm được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như: nhà ở dân dụng (phòng ngủ, phòng học, phòng thờ), văn phòng làm việc, phòng họp, studio thu âm, quán café – nhà hàng, khách sạn, trung tâm thương mại, v.v.
Vách ngăn cách âm

Vì Sao Vách Ngăn Cách Âm Ngày Càng Phổ Biến?

Sự phát triển nhanh chóng của đô thị hiện đại kéo theo tình trạng ô nhiễm tiếng ồn ngày càng nghiêm trọng. Từ xe cộ, công trình xây dựng đến sinh hoạt của hàng xóm. Điều này khiến nhu cầu tạo ra một không gian yên tĩnh, riêng tư để nghỉ ngơi, học tập. Hay làm việc trở nên thiết yếu trong mỗi gia đình, doanh nghiệp.

Thêm vào đó, xu hướng thiết kế không gian mở, đa chức năng đang ngày càng phổ biến. Tuy mang lại sự thông thoáng, nhưng kiểu thiết kế này lại làm gia tăng sự giao thoa âm thanh giữa các khu vực chức năng. Đây chính là lúc mà các giải pháp như vách ngăn cách âm phát huy vai trò vượt trội.

Không chỉ giúp giảm tiếng ồn, vách ngăn cách âm còn mang đến nhiều lợi ích. Như thi công linh hoạt, tiết kiệm chi phí so với tường xây truyền thống. Đồng thời đa dạng mẫu mã phù hợp với nhiều phong cách nội thất. Nhờ vậy, giải pháp này ngày càng được ưa chuộng trong các công trình hiện đại. Từ phòng ngủ, văn phòng, studio, đến căn hộ thông minh, nhà cho thuê hay khách sạn cao cấp.

Vách ngăn cách âm

Lợi Ích Khi Sử Dụng Vách Ngăn Cách Âm Trong Không Gian Hiện Đại

Tăng khả năng cách âm – giảm thiểu tiếng ồn hiệu quả

Mục tiêu quan trọng nhất của vách ngăn cách âm là kiểm soát âm thanh. Giảm thiểu tối đa tiếng ồn xung quanh để tạo ra môi trường yên tĩnh và riêng tư. Nhờ vào cấu tạo chuyên dụng từ các vật liệu như bông thủy tinh, bông khoáng, foam tiêu âm, lõi xốp EPS/PU hoặc kính nhiều lớp. Các loại vách hiện đại có thể ngăn cản hiệu quả cả tiếng ồn bên ngoài (như xe cộ, công trình, âm thanh từ hàng xóm) lẫn tiếng vang và âm nội bộ trong phòng.

Trong không gian nhà ở, việc sử dụng vách ngăn giúp loại bỏ âm thanh từ phòng khách. Hay khu vực bếp truyền vào phòng ngủ hoặc phòng làm việc. Đối với văn phòng, giải pháp này hỗ trợ duy trì sự tập trung. Đồng thời giữ kín các thông tin trao đổi trong phòng họp hay phòng giám đốc. Tại những không gian đặc thù như studio, phòng thu âm hay phòng livestream. Vách cách âm – tiêu âm còn đóng vai trò xử lý âm thanh chuyên sâu. Ngăn dội âm và đảm bảo chất lượng ghi âm chuyên nghiệp.

Đảm bảo sự riêng tư trong nhiều không gian

Không chỉ ngăn tiếng ồn, vách ngăn cách âm còn giúp phân chia không gian một cách hiệu quả. Từ đó tạo nên sự riêng tư cần thiết trong sinh hoạt, học tập hay làm việc. Điều này đặc biệt quan trọng trong các gia đình nhiều thế hệ. Hoặc nhà phố diện tích hạn chế, nơi mỗi thành viên cần một góc riêng yên tĩnh.

Tại các căn hộ cho thuê, homestay hoặc co-living space. Vách ngăn giúp mỗi người có cảm giác riêng tư dù vẫn sống chung trong một không gian. Trong môi trường làm việc mở, vách ngăn giữa các khu vực chức năng cũng tạo sự tách biệt cần thiết cho các cuộc trao đổi riêng tư với khách hàng hoặc nội bộ doanh nghiệp.

Tăng tính linh hoạt trong thiết kế nội thất

Khác với tường xây cố định, vách cách âm mang đến sự linh hoạt đáng kể trong việc bố trí không gian. Người dùng có thể dễ dàng tháo lắp, di dời. Hoặc điều chỉnh bố cục theo nhu cầu mà không cần can thiệp đến kết cấu công trình.

Đặc biệt với các loại vách di động hoặc vách lắp ghép theo module. Không gian có thể mở rộng khi tổ chức sự kiện, họp nhóm và được chia nhỏ lại khi cần sự riêng tư. Rất phù hợp với các căn hộ nhỏ, văn phòng linh hoạt hay mô hình nhà cho thuê.

Nâng cao tính thẩm mỹ tổng thể

Bên cạnh công năng cách âm, các loại vách ngăn hiện đại còn được thiết kế với yếu tố thẩm mỹ cao. Từ lớp phủ melamine, laminate chống trầy xước nhiều màu sắc. Đến các bề mặt vải nỉ, kính cường lực hay gỗ MDF đục lỗ tiêu âm. Mỗi vật liệu đều góp phần tạo nên điểm nhấn trang trí độc đáo cho không gian.

Nhờ sự đa dạng này, vách ngăn cách âm không còn là chi tiết khô cứng mang tính kỹ thuật. Mà đã trở thành một phần quan trọng trong tổng thể thiết kế nội thất. Dễ dàng kết hợp với nhiều phong cách từ hiện đại, tối giản đến sang trọng, ấm cúng.

Top 5 Loại Vách Ngăn Cách Âm Phổ Biến Nhất 2025

Vách thạch cao cách âm

Vách thạch cao cách âm được cấu tạo từ nhiều lớp tấm thạch cao ghép trên hệ khung xương thép mạ kẽm. Giữa các lớp là vật liệu tiêu âm như bông khoáng, bông thủy tinh hoặc foam cách âm. Tùy thuộc vào số lớp và vật liệu lõi, vách có thể đạt hiệu quả cách âm từ trung bình đến cao. Thạch cao có bề mặt mịn, dễ thi công, trọng lượng nhẹ. Và dễ hoàn thiện với các lớp sơn, giấy dán hoặc ốp gỗ trang trí.

Ưu điểm:
– Khả năng cách âm tốt, có thể đạt chỉ số STC từ 40 trở lên.
– Dễ thi công, lắp đặt nhanh và không cần can thiệp sâu vào kết cấu nhà.
– Bề mặt dễ trang trí bằng sơn, giấy dán hoặc ốp gỗ.
– Trọng lượng nhẹ, phù hợp với mọi công trình từ nhà ở đến văn phòng.

Nhược điểm:
– Không chịu nước, dễ hỏng nếu môi trường ẩm hoặc thấm nước.
– Dễ nứt nếu thi công không đúng kỹ thuật.
– Không thể tái sử dụng nếu cần tháo dỡ.

Vách ngăn cách âm

Vách ngăn nỉ/vải bọc tiêu âm

Đây là loại vách có phần lõi được cấu tạo từ các vật liệu tiêu âm như foam, bông khoáng hoặc mút trứng, bọc bên ngoài bởi lớp vải nỉ, polyester hoặc nhung. Vật liệu vải giúp tăng cường khả năng hấp thụ âm thanh, giảm vang vọng và tạo bề mặt mềm mại, thẩm mỹ cao. Lớp vải cũng đóng vai trò hoàn thiện nội thất, dễ phối màu và kết cấu mềm giúp an toàn khi va chạm.

Ưu điểm:
– Hấp thụ âm thanh tốt, giúp giảm vang và tiếng vọng trong phòng.
– Tạo cảm giác ấm cúng, mềm mại và an toàn khi sử dụng trong phòng ngủ.
– Nhiều màu sắc, mẫu mã phù hợp với thiết kế nội thất đa dạng.

Nhược điểm:
– Dễ bám bụi, cần vệ sinh định kỳ.
– Không thích hợp với môi trường ẩm, dễ bị nấm mốc nếu không bảo quản đúng cách.
– Khả năng cách âm phụ thuộc nhiều vào độ dày và vật liệu lõi.

Vách ngăn cách âm

Vách ngăn MDF tiêu âm phủ melamine

Loại vách này sử dụng lõi gỗ công nghiệp MDF có tính ổn định cao, chống ẩm tốt. Thường được xử lý đục lỗ tiêu âm hoặc ghép với lớp tiêu âm bên trong như foam hoặc bông khoáng. Bề mặt được phủ melamine hoặc laminate. Các chất liệu có tính chống trầy xước, chống ẩm nhẹ, bền màu và dễ lau chùi. MDF đục lỗ còn có vai trò hấp thụ sóng âm, giúp giảm tiếng vọng và tạp âm trong phòng.

Ưu điểm:
– Cách âm tốt, độ cứng cao và bền theo thời gian.
– Bề mặt thẩm mỹ, dễ vệ sinh, có nhiều màu sắc và hoa văn.
– Phù hợp với thi công cố định hoặc làm vách trang trí trong phòng.

Nhược điểm:
– Trọng lượng nặng hơn thạch cao, yêu cầu kết cấu vững chắc.
– Không chống nước tuyệt đối.
– Giá thành nhỉnh hơn so với vách thạch cao thông thường.

Vách ngăn cách âm

Vách ngăn xốp cách nhiệt (EPS hoặc PU)

Được sản xuất từ lõi xốp EPS (Expanded Polystyrene) hoặc PU (Polyurethane). Hai vật liệu nổi bật nhờ đặc tính nhẹ, cách nhiệt tốt và khả năng cách âm trung bình. Lõi xốp thường được kẹp giữa hai lớp bề mặt như tôn, tấm xi măng hoặc PVC. Cấu tạo dạng sandwich này giúp sản phẩm có khả năng giảm tiếng ồn, chống nóng. Đồng thời dễ thi công và vận chuyển nhờ trọng lượng nhẹ.

Ưu điểm:
– Khả năng cách nhiệt tốt, giảm thiểu thất thoát năng lượng trong phòng.
– Trọng lượng nhẹ, dễ lắp đặt và vận chuyển.
– Giá thành hợp lý, thích hợp sử dụng trong nhà ở dân dụng.

Nhược điểm:
– Hiệu quả cách âm chỉ ở mức khá. Không thích hợp cho không gian đòi hỏi cách âm tuyệt đối.
– Độ bền không cao nếu bị va đập mạnh.
– Bề mặt cần xử lý kỹ nếu muốn đảm bảo tính thẩm mỹ.

Vách ngăn cách âm

Vách ngăn kính cách âm

Vách kính cách âm thường sử dụng kính cường lực 2 hoặc 3 lớp. Giữa các lớp kính là khoảng không khí hoặc khí trơ (như argon) để cản trở dao động âm thanh. Một số dòng còn tích hợp màng film PVB hoặc laminate giúp tăng khả năng cách âm, chống vỡ và tăng an toàn. Bề mặt kính sáng bóng, giúp truyền sáng tốt. Tạo cảm giác không gian rộng mở dù vẫn đảm bảo tính cách âm nhất định.

Ưu điểm:
– Cách âm tốt, ngăn hiệu quả tiếng ồn bên ngoài.
– Bề mặt sáng bóng, hiện đại, dễ vệ sinh.
– Độ bền cao, khó trầy xước hoặc hư hại.

Nhược điểm:
– Trọng lượng nặng, cần khung chịu lực chắc chắn.
– Chi phí thi công và vật liệu cao.
– Nếu bị nứt hoặc vỡ thì không thể sửa chữa, phải thay cả tấm.

Vách ngăn cách âm

Vách ngăn di động cách âm

Loại vách này được thiết kế với kết cấu trượt hoặc gập. Có thể di chuyển linh hoạt để chia tách hoặc mở rộng không gian. Vật liệu lõi thường là foam hoặc bông thủy tinh, bề mặt phủ MDF, vải nỉ hoặc laminate.

Ưu điểm:
– Dễ lắp đặt, không cần thi công cố định.
– Có thể gập gọn, linh hoạt trong việc thay đổi bố cục không gian.
– Một số mẫu được thiết kế có khả năng tiêu âm tương đối tốt.

Nhược điểm:
– Khả năng cách âm chỉ ở mức trung bình do còn khe hở kỹ thuật.
– Cần bảo trì định kỳ ray trượt, bản lề hoặc bánh xe.
– Độ kín không cao bằng vách ngăn cố định.

Vách ngăn cách âm

Ứng Dụng Thực Tế Của Vách Ngăn Cách Âm

Ứng dụng trong phòng ngủ

Phòng ngủ là nơi cần sự yên tĩnh tuyệt đối để đảm bảo chất lượng giấc ngủ và sự thư giãn sau một ngày dài. Trong môi trường sống đô thị, nơi tiếng ồn luôn hiện hữu từ đường phố, hàng xóm hay không gian sinh hoạt chung. Việc lắp đặt vách ngăn cách âm phòng ngủ đang trở thành xu hướng được nhiều gia đình lựa chọn.

Vách thạch cao cách âm thường được sử dụng để phân chia giữa phòng ngủ. Và các khu vực như phòng khách, hành lang hoặc bếp. Giúp giảm thiểu tối đa tiếng ồn truyền vào. Ngoài ra, các loại vách ngăn cách âm bằng nỉ hoặc MDF tiêu âm cũng được ứng dụng linh hoạt ở đầu giường hoặc một phần bức tường. Vừa giúp hấp thụ âm thanh, vừa tạo điểm nhấn trang trí. Với các phòng ở tầng áp mái. Hoặc khu vực chịu nhiều nhiệt, vách ngăn xốp cách nhiệt. Cũng là giải pháp hiệu quả để giảm cả tiếng ồn và sức nóng từ bên ngoài.

Vách ngăn cách âm

Ứng dụng trong văn phòng, phòng họp

Môi trường làm việc chuyên nghiệp luôn đòi hỏi sự tập trung cao độ. Và tính riêng tư trong các cuộc họp, trao đổi thông tin. Vách ngăn cách âm văn phòng được ứng dụng phổ biến trong việc phân chia không gian giữa các phòng ban, phòng giám đốc hay khu vực tiếp khách.

Tại các văn phòng hiện đại, vách thạch cao cách âm giúp xây dựng phòng họp kín đáo. Hạn chế âm thanh lan truyền giữa các khu vực. Với mong muốn giữ sự thông thoáng và ánh sáng tự nhiên, nhiều doanh nghiệp lựa chọn vách kính cách âm. Vừa đảm bảo hiệu quả ngăn tiếng ồn, vừa mang lại cảm giác mở rộng không gian. Trong khi đó, các vách di động cách âm lại phát huy ưu thế ở những khu vực đa chức năng. Như phòng đào tạo hay hội trường nhỏ, nơi cần sự linh hoạt trong việc thay đổi bố cục.

Vách ngăn cách âm

Ứng dụng trong studio, phòng thu âm, phòng livestream

Đây là những không gian đòi hỏi mức độ cách âm và tiêu âm rất cao. Việc kiểm soát âm thanh không chỉ giúp người trong phòng tập trung. Mà còn đảm bảo chất lượng thu âm không bị ảnh hưởng bởi tiếng vọng hay âm thanh bên ngoài.

Trong các studio chuyên nghiệp, tường và vách ngăn thường được ốp hoàn toàn bằng vật liệu tiêu âm như foam, bông khoáng hoặc vải nỉ. Vách MDF đục lỗ tiêu âm được ưa chuộng nhờ khả năng kiểm soát tốt các tần số âm thanh khác nhau. Còn với phòng livestream tại nhà. Vách thạch cao cách âm kết hợp foam dán tường là lựa chọn phổ biến vì chi phí hợp lý. Dễ thi công và vẫn đảm bảo được hiệu quả cách âm cần thiết.

Vách ngăn cách âm

Ứng dụng trong nhà hàng, quán café, khách sạn

Trong các không gian dịch vụ, sự yên tĩnh và riêng tư của khách hàng đóng vai trò quan trọng không kém tính thẩm mỹ. Vách ngăn cách âm được sử dụng để phân chia các khu vực trong nhà hàng, café hoặc khách sạn một cách tinh tế và hiệu quả.

Tại những khu vực cần biến đổi linh hoạt như phòng tiệc, phòng VIP hay khu chờ. Vách di động cách âm là giải pháp tối ưu để vừa tạo sự riêng tư, vừa dễ tháo lắp, điều chỉnh. Với các không gian hướng mặt đường, vách kính cách âm. Giúp giữ được sự yên tĩnh bên trong mà vẫn đảm bảo tính mở cho không gian. Trong khi đó, các loại vách MDF phủ laminate hoặc veneer lại được ưa chuộng. Tại những nơi cần sự sang trọng, dễ vệ sinh và bền bỉ trong quá trình sử dụng.

Vách ngăn cách âm

Ứng dụng trong nhà ở dân dụng khác (phòng học, phòng thờ, phòng làm việc tại nhà)

Ngoài phòng ngủ, các không gian như phòng học, phòng làm việc tại nhà và phòng thờ trong gia đình. Cũng rất cần đến sự yên tĩnh để đảm bảo hiệu quả sử dụng.

Với phòng học hoặc phòng làm việc tại gia, việc sử dụng vách thạch cao cách âm hoặc vách ngăn xốp cách nhiệt. Giúp giảm tiếng ồn từ khu vực sinh hoạt chung. Tạo môi trường tập trung tốt hơn. Đặc biệt, trong những gia đình có con nhỏ học online hoặc người lớn làm việc từ xa, giải pháp này ngày càng được quan tâm. Phòng thờ, với yêu cầu trang nghiêm và tĩnh lặng, thường được bố trí các loại vách tiêu âm bằng gỗ MDF hoặc vách nỉ sẫm màu. Vừa mang tính trang trí, vừa giúp giữ sự yên bình cho không gian tâm linh

Vách ngăn cách âm.

Lưu Ý Quan Trọng Khi Thi Công Và Sử Dụng Vách Ngăn Cách Âm

Để vách ngăn cách âm phát huy hiệu quả tối đa, việc thi công đúng kỹ thuật và bảo trì đúng cách là yếu tố không thể bỏ qua. Dưới đây là những lưu ý quan trọng bạn cần nắm rõ:

Khảo sát kỹ không gian trước khi thi công

Mỗi khu vực trong nhà có đặc điểm khác nhau về độ ẩm, độ dày tường, tiếng ồn nền… Vì vậy, bạn cần:

  • Kiểm tra kỹ các bề mặt tiếp giáp như tường, trần, sàn trước khi lắp đặt.
  • Xác định mức độ tiếng ồn cần cách âm để chọn vật liệu phù hợp.
  • Với vách ngăn phòng ngủ cách âm, cần đặc biệt chú ý đến các khe hở quanh cửa và cửa sổ – những điểm thường gây thất thoát âm thanh nhiều nhất.

Lựa chọn vật liệu đúng mục đích sử dụng

Không phải loại vách nào cũng phù hợp với mọi điều kiện:

  • Vách thạch cao cách âm phù hợp với khu vực khô ráo như phòng ngủ, phòng làm việc, nhưng không nên dùng cho không gian ẩm như gần nhà vệ sinh hoặc tầng trệt hay bị nồm ẩm.
  • Vách ngăn xốp cách nhiệt có ưu điểm nhẹ và chống nóng tốt, nhưng khả năng cách âm chỉ ở mức trung bình – thích hợp dùng bổ trợ, không thay thế cho vật liệu cách âm chính.
  • Với không gian cần tiêu âm nội bộ như phòng học, phòng thu, phòng livestream tại nhà – hãy ưu tiên vách có lõi foam, nỉ hoặc bông khoáng.

Thi công đúng kỹ thuật – yếu tố quyết định hiệu quả

Một hệ thống vách tốt vẫn có thể kém hiệu quả nếu thi công sai cách. Một số điểm cần đặc biệt lưu ý:

  • Khung xương phải chắc chắn, đúng khoảng cách quy chuẩn (thường từ 40 – 60 cm).
  • Các mối nối giữa tấm vách cần xử lý kín bằng keo chuyên dụng hoặc băng giấy.
  • Với vách thạch cao cách âm, đừng bỏ qua lớp tiêu âm ở giữa – đây là phần “linh hồn” của khả năng cách âm.
  • Đảm bảo trần và sàn cũng được xử lý đồng bộ để tránh “rò rỉ âm thanh” qua khe kỹ thuật.

Vách ngăn cách âm

Chọn đơn vị thi công chuyên nghiệp

Thi công vách ngăn không chỉ cần tay nghề mà còn đòi hỏi hiểu biết về âm học cơ bản. Vì vậy:

  • Hãy ưu tiên đơn vị có kinh nghiệm lắp đặt vách ngăn cách âm phòng ngủ, văn phòng, studio…
  • Yêu cầu khảo sát kỹ lưỡng và đưa ra phương án phù hợp với từng khu vực.
  • Kiểm tra mẫu vật liệu trước khi triển khai để đảm bảo đúng chủng loại – tránh trường hợp thay thế bằng vật liệu rẻ hơn, cách âm kém.

Vách ngăn cách âm

Vệ sinh và bảo trì định kỳ

Sau khi sử dụng, việc bảo trì đúng cách sẽ giúp hệ thống vách hoạt động hiệu quả và bền lâu:

  • Vách ngăn nỉ, vải tiêu âm nên được hút bụi định kỳ để tránh tích tụ bụi bẩn, gây ẩm mốc.
  • Vách ngăn di động cần kiểm tra ray trượt, bản lề, bánh xe thường xuyên. Để đảm bảo độ kín khít và an toàn khi sử dụng.
  • Với vách ngăn xốp cách nhiệt, nếu có bề mặt PVC hoặc tôn thì cần lau sạch bằng khăn mềm. Không dùng hóa chất ăn mòn.

Tối ưu hiệu quả bằng cách kết hợp đồng bộ

Cuối cùng, để vách ngăn phòng ngủ cách âm hay bất kỳ không gian nào đạt hiệu quả cao nhất. Bạn nên kết hợp thêm các yếu tố hỗ trợ khác như:

  • Cửa cách âm, ron cao su chống ồn quanh viền cửa.
  • Rèm dày hoặc rèm tiêu âm tại các vị trí cửa kính.
  • Thảm, trần tiêu âm hoặc các vật liệu hút âm bổ trợ khác.

5+ Mẫu Nhà Đẹp Sử Dụng Vách Ngăn Cách Âm Hiệu Quả

Vách ngăn cách âm

Vách ngăn cách âm

Vách ngăn cách âm

Vách ngăn cách âm

Vách ngăn cách âm

Tổng Kết

Vách ngăn cách âm ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong thiết kế không gian sống và làm việc. Tùy theo nhu cầu sử dụng, bạn có thể lựa chọn loại vách phù hợp để đảm bảo hiệu quả cách âm, tính thẩm mỹ và sự linh hoạt. Nếu cần tư vấn hoặc thi công chuyên nghiệp, Đức Tú Furniture luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn.

>>> Tham khảo thêm:  

Thông Tin Liên Hệ

ĐỨC TÚ FURNITURE – THIẾT KẾ THI CÔNG NỘI THẤT ĐÀ NẴNG
☎️HOTLINE: 0909 041 279
Nội Thất Đức Tú
Nội Thất Đức Tú

10 chất vàng ĐỨC TÚ

  • Giá tận xưởng, không qua trung gian
  • Vật liệu chính hãng, được kiểm định chất lượng CO-CQ
  • Đội ngũ kiến trúc sư chuyên nghiệp, kinh nghiệm, sáng tạo
  • Đội ngũ chăm sóc khách hàng tận tâm, chuyên nghiệp
  • Đội ngũ thợ kinh nghiệm, lành nghề
  • Cập nhật xu hướng thị trường, tối ưu công năng sử dụng
  • Tiến độ nhanh, chính xác, đúng hẹn theo hợp đồng
  • Bảo hành 18 tháng, bảo trì trọn đời
  • Miễn phí thiết kế, free thi công khi đặt đóng nội thất
  • Ưu đãi hấp dẫn khi khách hàng đặt mua lần 2