Với sự phát triển của thời đại mới, nhu cầu sinh sống, học tập và làm việc ở các đô thị ngày càng tăng. Do đó, hình thức bất động sản mới “Shophouse” ra đời. Loại hình này đem đến nhiều lợi ích khác nhau nên nhiều khách hàng rất ưa chuộng sử dụng. Tuy nhiên, làm sao để thiết kế nội thất shophouse đẹp? Hãy cùng Đức Tú Furniture để tìm hiểu cách bố trí không gian sống thẩm mỹ và hợp lý cho căn shophouse của mình nhé.
>>> Lưu Ngay:
- Top Những Mẫu Bếp Nhà Cấp 4 Tiện Nghi Phù Hợp Hiện Nay
- Mẫu Nội Thất Nhà Phố Hiện Đại Đẹp – Xu Hướng Mới Hiện Nay
- Top 10 Công Ty Thiết Kế Nội Thất Đà Nẵng Uy Tín Hiện Nay
Shophouse Là Gì?
Khái quát Shophouse
Nhà shophouse là loại hình nhà ở kết hợp với cửa hàng kinh doanh thương mại. Mô hình này hiện đang phát triển mạnh mẽ tại đô thị Việt Nam và nhiều quốc gia khác. Shophouse có kết cấu đa dạng, thường ít nhất từ 2 tầng trở lên và được xây dựng trong những khu vực dân cư đông đúc. Thông thường tầng 1 ngôi nhà dùng để kinh doanh buôn bán. Còn tầng trên chính là khu vực sinh hoạt của chủ nhà và các thành viên trong gia đình.
Thiết kế nội thất nhà shophouse
Thiết kế nội thất nhà shophouse là thiết kế nội thất nhà ở kết hợp với khu vực kinh doanh. Không chỉ đảm bảo tính thẩm mỹ cho căn nhà. Mà nó phải được thiết kế đa dạng công năng để phục vụ nhu cầu sinh hoạt và buôn bán. Ngoài ra, với đặc điểm nhà shophouse được xây liền kề với nhau, nên không chỉ đảm bảo tính thẩm mỹ bên trong. Mà còn là trang trí khu vực mặt tiền ngôi nhà. Thu hút và gây ấn tượng đối với các khách hàng.
Đặc Điểm Của Shophouse
Cùng Nội Thất Đức Tú điểm qua một số đặc điểm nổi bật của shophouse. Để tìm hiểu lý do mô hình nhà ở này nhận được nhiều sự ưu ái của khách hàng hiện nay.
Thiết kế thông tầng
Đối với nhà shophouse, thường sẽ có tối thiểu 2 tầng. Nên khi sử dụng thiết kế thông tầng sẽ giúp tạo ra không gian mở. Môi trường sinh hoạt thêm phần rộng rãi nhưng vẫn giữ được tính liên kết giữa các tầng trong ngôi nhà. Bên cạnh đó, cách thiết kế này sẽ cải thiện ánh sáng tự nhiên và thông gió. Giúp ngôi nhà luôn được điều hoà không khí. Tạo nên môi trường sinh hoạt và làm việc lành mạnh. Đảm bảo được không gian sống tinh tế và thoáng đãng.
Công năng đa dạng
Ngày nay, khi thiết kế nội thất cho bất kỳ công trình nhà ở nào, đều chú trọng đến sự đa năng của các đồ dụng nội thất. Nên thiết kế nội thất shophouse cũng không ngoại lệ. Sự đa chức năng thể hiện được tính linh hoạt trong cách sắp xếp phân bổ không gian trong nhà ở. Shophouse là nơi kết hợp giữa nơi sinh hoạt và địa điểm kinh doanh. Nên từng vị trí nội thất trong ngôi nhà đều mang ý nghĩa và tối ưu công năng phục vụ cho 2 nhu cầu của gia chủ.
Vị trí thuận lợi
Shophouse thường được xây dựng trên những vị trí đắc địa. Như trung tâm thành phố, các khu vực đông dân cư thuận lợi trong việc kinh doanh. Hiện nay, các khu vực shophouse đang được quy hoạch, xây dựng theo 1 khu vực nhất định. Tạo nên những khu buôn bán, kinh doanh riêng biệt, mang dấu ấn riêng biệt.
Ưu Và Nhược Điểm Khi Thiết Kế Nội Thất Căn Shophouse Đẹp
Mỗi thiết kế nội thất nhà ở đều có những ưu và nhược điểm khác nhau. Bài viết tiếp theo, Đức Tú Furniture xin giới thiệu một số ưu điểm và nhược điểm của thiết kế nội thất căn shophouse.
Ưu điểm
- Vị trí xây dựng đắc địa: shophouse được xây dựng trên những vị trí trung tâm, nơi có nhiều dân cư sinh sống. Tạo nên môi trường sinh hoạt và kinh doanh tấp nập.
- Di chuyển thuận tiện. Do shopshouse nằm tại các trung tâm sầm uất. Nên khách hàng dễ dàng di chuyển để học tập, làm việc và mua sắm.
- Tính ứng dụng cao: Đa số các kiến trúc xây dựng nhà shophouse được thiết kế theo phong cách hiện đại. Nên phù hợp với các hình thức kinh doanh, đồng thời làm nhà ở sinh hoạt. Giúp chủ nhân khai thác tối đa diện tích sử dụng và chi phí xây dựng.
- Dễ dàng mua bán hoặc cho thuê. Với đặc điểm nằm ở vị trí mặt tiền ở các con đường lớn. Nên các dự án shophouse vẫn duy trì được giá trị sử dụng. Gia chủ có thể mua bán lại hoặc cho thể để kiếm thêm thu nhập hằng tháng.
- Có diện tích khá rộng, dễ dàng thiết kế nội thất theo đa dạng phong cách khác nhau.
Nhược điểm
- Giá thành cao: với vị trí trung tâm, nên những căn shophouse thường có giá thành cao. Bên cạnh đó, việc thiết kế nội thất cũng được chú trọng. Cần đòi hỏi tính thẩm mỹ và chất lượng sản phẩm tốt. Nên chi phí xây dựng thiết kế nhà ở sẽ cao hơn so với các hình thức nhà ở khác.
- Những mô hình bất động sản shophouse chỉ được cấp sổ hồng và có hạn sử dụng là 50 năm. Điều này ảnh hưởng đến giấy tờ cũng như vốn đầu tư của các nhà đâu tư.
- Mục đích của mô hình shophouse là vừa kinh doanh vừa làm nhà ở. Nên những hình thức nhà ở này thu được lợi nhuận phải được xây dựng tại khu vực đông dân cư.
Cách Thiết Kế Nội Thất Shophouse Ấn Tượng
Với địa thế đắc địa và diện tích sử dụng khá rộng rãi, nên khi thiết kế nội thất shophouse cần có một số bí kíp. Giúp căn shophouse đạt được tính thẫm mỹ cao và phát huy các công năng sử dụng, phục vụ nhu cầu sinh hoạt cho gia chủ và các thành viên. Cùng Nội Thất Đức Tú khám phá tiếp tục nhé.
Xác định mục đích sử dụng shophouse
Mục đích của thiết kế nội thất chính là sắp xếp, bày trí đồ dùng nội thất sao cho hợp lý. Đáp ứng các yêu cầu sử dụng, thể hiện được gu thẩm mỹ của gia chủ trong căn nhà. Bên cạnh đó, shophouse còn có cách sử dụng khác là kinh doanh hoặc cho thuê. Hoặc kết hợp, tầng 1 dùng để buôn bán và tầng 2 dùng để ở. Do đó, tuỳ từng nhu cầu khách nhau, thì đồ dùng nội thất cũng được sắp xếp ở những vị trí khác nhau. Từ đây, chúng ta có thể hiểu rằng khi tìm kiếm một mẫu thiết kế nội thất shophouse, gia chủ cần xác định rõ ràng mục đích sử dụng. Để lựa chọn phương án thiết kế tối ưu nhất.
Lựa chọn phong cách thiết kế
Phong cách thiết kế nội thất là một trong những yếu tố quyết định đến tính thẩm mỹ của căn shophouse. Với đặc điểm có nhiều mục đích sử dụng riêng biệt trong cùng 1 căn nhà. Nên gia chủ có thể lựa chọn 1-2 phong cách khác nhau cho không gian sống và tầng 1 để kinh doanh. Nhằm mục đích phân biệt 2 khu vực rõ ràng.
Tuy nhiên, để đảm bảo được sự hài hoà của ngôi nhà, shophouse nên sử dụng 1 phong cách thiết kế xuyên suốt. Như phong cách thiết kế hiện đại, tân cổ điển, Bắc Âu,… Hoặc những phong cách thiết kế có tính tương đồng, để tạo nên sự phong phú và phù hợp nhu cầu của gia chủ. Bên cạnh đó, chủ nhân căn shophouse cũng cần dựa trên diện tích sinh hoạt.
Chuẩn bị ngân sách
Một trong những bí kíp thiết kế nội thất đẹp, chính là chuẩn bị đủ ngân sách đầu tư. Việc có nguồn chi phí lớn hoặc cụ thể, giúp gia chủ xác định được các khoản chi phí cần sử dụng. Như chi phí nhân công, chi phí nguyên vật liệu, đồ nội thất,… và các khoản chi phí khác. Tránh khả năng mua đồ nội thất vượt quá ngân sách của mình.
Xây dựng bố cục khoa học, hợp lý
Mỗi căn shophouse sẽ có những cách sắp xếp bố cục khác nhau. Tuy nhiên, mục đích của việc thiết kế nội thất chính là bố trí đồ nội thất sao cho phù hợp để sử dụng. Điều này yêu cầu các kiến trúc sư cần nghiên cứu kỹ cấu trúc không gian ngôi nhà và số lượng thành viên trong gia đình. Để có thể đưa ra phương an sắp xếp nội thất khoa học và tối ưu nhất. Bên cạnh đó, việc sắp xếp đồ nội thất còn giúp đem đến không gian sống hài hoà và thẩm mỹ.
Bố trí màu sắc phù hợp
Ngoài yếu tố bố trí đồ nội thất, màu sắc cũng có tác động đến sự thẩm mỹ của shophouse, tạo ấn tượng đến với khách hàng. Bởi màu sắc ảnh hưởng đến thị giác con người, đem đến cảm giác cho con người khi sử dụng các khu vực trong ngôi nhà.
Những Phong Cách Thiết Kế Shophouse Đẹp Hiện Nay
Thiết kế nội thất shophouse hiện nay rất đa dạng và phong phú. Bởi ngày nay có nhiều phong cách thiết kế mới lạ được sử dụng. Đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng và thể hiện gu thẩm mỹ của gia chủ trong ngôi nhà.
Phong cách cổ điển
Phong cách cổ điển là sự lựa chọn tuyệt với đối với những căn shophouse có diện tích rộng lớn. Đặc biệt là đối với những gia chủ yêu thích sự cổ điển và những đồ nội thất có hoạ tiết trang trí cầu kỳ. Được xây dựng trên nguyên tắc sự cân bằng và đối xứng, phong cách này đem đến cho shophouse một không gian cổ kính nhưng rất sang trọng và quý phải.
Để có thể thiết kế nội thất theo phong cách cổ điển, gia chủ có thể lựa chọn những tông màu như vàng, nâu, đen, đỏ,… Những gam màu này thể hiện được sự quyền lực nhưng đẳng cấp. Dựa theo nguyên tắc đối xứng, cách trang trí nội thất trong ngôi nhà luôn duy trì sự cân bằng. Gia chủ có thể không nhất thiết phải lựa đồ trang trí gióng nhau. Mà thay vào đó là sử dụng những đồ nội thất có tông màu tương tự.
Các chất liệu thường được sử dụng trong phong cách cổ điển cho nhà shophouse chính là gỗ, đá hoa cương, nhung,… Kết hợp ánh sáng màu vàng nóng sẽ đem lại không gian ấm cúng, sang trọng cho căn shophouse.
Phong cách hiện đại
Phong cách hiện đại trong shophouse là phong cách thiết kế nội thất ưu tiên tập trung chính vào công năng sử dụng. Bên cạnh đó, những đường nét các đồ dùng nội thất đơn giản, rõ ràng nhưng tinh tế. Chất liệu đa dạng, dễ tìm và dễ sử dụng. Như: kính, bê tông, gỗ công nghiệp hoặc gỗ tự nhiên.
Ngoài ra, phong cách này rất thích hợp sử dụng không gian mở, kết hợp phòng khách và phòng bếp liên thông. Tạo thành một dòng chảy liên tục, giúp các thành viên gắn kết tình cảm với nhau nhiều hơn. Với sự đa dạng trong từng cách sắp xếp, phong cách hiện đại sẽ tạo nên không gian sống thoải mái, tiện lợi và độc đáo. Ngoài ra, đối với shophouse, phong cách thiết kế này có giúp gia chủ tiết kiệm chi phí thi công nội cho 2 khu vực sống và kinh doanh. Tối ưu hoá công năng sử dụng nhưng làm nổi bật cá tính của gia chủ.
Phong cách tân cổ điển
Là sự giao thoa các nét đẹp nổi bật giữa phong cách cổ điển và phong cách hiện đại, phong cách tân cổ điển cũng rất được ưu chuộng trong thiết kế nội thất. Không cần những hoạ tiết quá cầu kỳ và phức tạp, nhưng những đồ nội thất phong cách tân cổ điển vẫn rất tinh tế và tỉ mỉ. Màu sắc được ưu tiên sử dụng trong phong cách này là màu xám, đen, rêu,… Giúp căn shophouse mang thêm khí chất và gây ấn tượng cho những vị khách lần đầu đến nhà.
Phong cách Bắc Âu
Nếu gia chủ là người yêu thích lối thiết kế cân bằng giữa vẻ đẹp và tính ứng dụng cao, thì phong cách Bắc Âu – Scandinavian. Phong cách này cũng tập trung sử dụng những đồ dùng thiết yếu, được bố trí hợp lý để phát huy tối đa công năng của từng đồ vật. Đường nét trang trí đơn giản, dứt khoát, lượt bớt những hoa văn trang trí cầu kỳ. Ưu tiên sử dụng thiết kế có nhiều cửa sổ để tận dụng ánh sáng tự nhiên, đem đến không gian ấm cúng cho ngôi nhà.
Màu sắc chủ đạo sẽ thiên về những gam màu sáng, trong đó thường được sử dụng là màu trắng. Chất liệu chủ yếu trong phong cách Scandinavian là gỗ, nhung,… Những căn shophouse khi sử dụng phong cách thiết kế này sẽ sở hữu không gian sống tinh tế, lối sống tiện dụng.
Thiết Kế Các Khu Vực Chức Năng Trong Shophouse
Diện tích nhà shophouse dù có kích thước lớn hoặc nhỏ, thì việc bố trí không gian sống và kinh doanh rất quan trọng. Để bố trí khu vực sinh sống thuận tiện và khu vực kinh doanh suôn sẻ nên cần thiết kế hợp lý. Dưới đây sẽ là một số gợi ý giúp gia chủ tạo nên không gian mở và thoải mái nhất.
Khu vực kinh doanh
Không gian kinh doanh trong shophouse thường nằm ở tầng trệt hoặc tầng giáp với mặt tiền của đường. Để thuận tiện cho khách hàng ghé vào cửa hàng. Ở khu vực này, gia chủ nên lựa chọn những màu sơn sáng. Giúp cho tầng 1 thêm phần thoáng đãng và trang nhã hơn. Bên cạnh đó những đồ nội thất có thể lựa chọn màu trầm. Để tạo nen e sự nổi bật nhưng vẫn hài hoà không gian.
Khu vực phòng khách và phòng bếp
Trong thiết kế shophouse thì không gian nhà ở sẽ ở tầng 2 hoặc tầng 3 trở lên. Do đó, để tiết kiệm không gian sinh hoạt, phòng khách và phòng bếp sẽ được thiết kế không gian mở, nối liền 2 khu vực chức năng này trong ngôi nhà. Đem lại sự thoải mái cho sinh hoạt. Ở khu vực phòng khách và phòng bếp, gia chủ có thể lựa chọn những gam màu trung tình để làm màu chủ đạo. Tuỳ vào phong cách thiết kế để kết hợp màu sắc khác làm điểm nhấn. Bên cạnh đó, sử dụng những đồ nội thất đa năng để tối ưu không gian sống cũng như đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng trong không gian ở.
Không gian phòng ngủ
Nếu nhà shophouse của có 3 tầng trở lên thì khu vực nghỉ ngơi có thể được bố trí ở tầng 3. Điều này sẽ giúp không gian sinh hoạt được riêng tư và thoải mái hơn. Còn nếu phòng ngủ được bố trí chung cùng 1 tầng với phòng khách và phòng bếp thì diện tích các khu vực chức năng sẽ bị hạn chế. Tuy nhiên, chỉ cần bố trí đồ nội thất khoa học, không gian phòng ngủ vẫn sẽ đáp ứng được các nhu cầu sử dụng và riêng biệt, không bị làm phiền bởi các hoạt động sinh hoạt chung khác.
Những Lưu Ý Thiết Kế Nội Thất Shophouse Đẹp
Giống như những công trình xây dựng khác, khi thiết kế nội thất cho nhà shophouse. Có một số lưu ý quan trọng giúp bạn tạo ra không gian chức năng và thẩm mỹ. Dưới đây là một số điểm chú ý sau:
- Phân chi không gian rõ ràng. Cần phải phân chi khu vực kinh doanh và khu vực sống cụ thể. Không để lẫn lộn giữa 2 khu vực để dễ dàng sắp xếp đồ dùng nội thất cụ thể.
- Lựa chọn phong cách phù hợp và tương đồng. Do 2 không gian chức năng khác nhau nhưng lại được xây dựng trong cùng 1 căn nhà. Nên khi lựa chọn phong cách thiết kế có thể sử dụng chung 1 thiết kế hoặc những phong cách thiết kế tương đồng. Để tạo nên sự thống nhất và thẩm mỹ cho shophouse.
- Chú ý đến yếu tố phong thuỷ. Dù theo phong cách nào, mục đích sử dụng ra sao, thì phong thuỷ luôn có ảnh hưởng đến sinh sống và làm việc của gia chủ. Nếu sắp xếp đồ nội thất theo phong thuỷ, có thể sẽ thu hút được nguồn năn lượng tích cực, tài lộc và may mắn cho gia chủ và các thành viên trong gia đình.
Tổng Kết
Thiết kế nội thất shophouse đẹp là một trong những dịch mới lạ nhưng nhận được nhiều sự ủng hộ đông đảo của khách hàng. Bài viết trên sẽ giúp bạn hình dung được cách thiết kế cũng như lựa chọn phong cách nội thất cho phù hợp. Nếu bạn đang tìm đơn vị thiết kế thi công nội thất uy tín tại Đà Nẵng. Hãy nhanh tay liên hệ Nội Thất Đức Tú để nhận được tư vấn cụ thể. Và đừng bỏ lỡ những bài viết khác của Đức Tú. Giúp bạn có thêm nhiều thông tin thú vị khi thiết kế nội thất nhà ở hay văn phòng.
>>> Bỏ Túi Ngay:
- Mẫu Thiết Kế Nội Thất Nhà 2 Tầng Đẹp, Sang Trọng Tại Đà Nẵng
- BÁO GIÁ THIẾT KẾ NỘI THẤT NHÀ ĐÀ NẴNG UY TÍN
- Thiết Kế Nội Thất Nhà Phố Đà Nẵng, Thi Công Trọn Gói, Miễn Phí Thiết Kế