Nhà phố, căn hộ, biệt thự, villa, hay văn phòng đều là những không gian sống hay làm việc lâu dài, không chỉ là việc trang trí sao cho đẹp mà còn yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và sự tính toán tỉ mỉ. Gia chủ cần chọn công ty nội thất đòi hỏi uy tín, thận trọng và quy trình rõ ràng. Đức Tú Furniture hãnh diện là đơn vị uy tín để bạn lựa chọn cho công trình nội thất của mình. Một sai lầm nhỏ trong thiết kế hay thi công, cũng có thể “bay” vài triệu đến vài trăm triệu. Bài viết này tổng hợp những sai lầm thường gặp trong quy trình thiết kế và thi công nội thất. Từ đó gia chủ có thể tránh được tổn thất không đáng có.
XEM THÊM
Sơn Phòng Ngủ Màu Kem Và Những Thiết Kế Phòng Ngủ Ấn Tượng
Kích Thước Tủ Bếp Tiêu Chuẩn Mà Không Phải Ai Cũng Biết
Cấu Tạo Tủ Bếp Và Chức Năng Của Từng Bộ Phận Bếp Trong Thiết Kế
Những Sai Lầm Trong Các Quy Trình Thiết Kế Nội Thất
Yếu tố phong thủy
Người xưa tin rằng ngôi nhà không chỉ che mưa nắng mà còn liên quan đến vận khí, tài lộc. Trong thiết kế nội thất phong thủy giúp cân bằng không gian, tạo cảm giác thoải mái và thư giãn. Ứng dụng phong thủy đúng cách góp phần thu hút năng lượng tích cực, mang lại may mắn và tài lộc cho gia chủ.
Hậu quả
Thiết kế không đảm bảo phong thủy không chỉ gây bất tiện trong sinh hoạt mà còn ảnh hưởng đến tài lộc, vận may. Nhiều người phải sửa chữa toàn bộ bố cục nội thất vì không đúng phong thủy ảnh hưởng nhiều đến gia chủ.
Gợi ý khắc phục
Để đảm bảo được ngôi nhà thu hút được vận khí tốt thì đây là những giải pháp:
- Tham khảo ý kiến chuyên gia phong thủy trước khi đưa ra yêu cầu thiết kế để nhà thiết kế có thể đáp ứng được mong tránh mất tiền ngay từ đầu.
- Cửa chính là nơi đón vận khí vào nhà, nên đặt vị trí theo mệnh của gia chủ. Nếu bắt buộc chọn hướng chưa tốt có thể thiết kế mái che, bậc tam cấp hoặc sử dụng thảm, bình phong để giảm bớt những ảnh hưởng tiêu cực
- Tính toán hướng nhà, vị trí bếp, giương, bàn thờ, cửa ra vào,… hợp lý theo năng lượng thuận lợi.
Phân bổ ánh sáng không hợp lý
Ánh sáng đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng sinh khí và mang cảm giác thoáng đãng, thoải mái cho ngôi nhà. Nếu biết cách tận dụng, nó sẽ mang cảm giác dễ chịu cho không gian sống. Tuy nhiên khi phân bổ ánh sáng không hợp lý dễ làm giảm tính thẩm mỹ của không gian sống. Còn ảnh hưởng trực tiếp đến cảm giác, trải nghiệm sinh hoạt hằng ngày của gia chủ.
Hậu quả
Việc mở nhiều cửa sổ ở hướng Tây hoặc dùng kính không phù hợp dễ khiến ánh nắng gay gắt. Ánh sáng mạnh chiếu thẳng vào nhà, gây nóng bức, chói mắt và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Về lâu dài, tình trạng này có thể tác động xấu đến sức khỏe và làm hư hại nội thất. Hoặc nếu bạn thay thế bằng ánh sáng nhân tạo thì trong việc chọn sai loại đèn, bố trí sai vị trí hoặc cường độ không phù hợp, không gian sẽ trở nên thiếu hài hòa – quá sáng gây chói, quá tối tạo cảm giác u ám. Điều này ảnh hưởng đến tâm trạng, hiệu quả làm việc và thậm chí cả chất lượng giấc ngủ của người trong nhà.
Gợi ý khắc phục
- Ưu tiên lấy ánh sáng tự nhiên ở hướng Đông hoặc Nam để tận dụng ánh sáng vào buổi sáng và tránh nắng gắt trong chiều muộn
- Thiết kế giếng trời, sân trong có mái che để điều tiết ánh sáng vào nhà.
- Tránh ánh sáng rọi thẳng vào giường ngủ, bàn thờ, khu vực làm việc những nơi cần sự tĩnh lặng.
- Phân chia ánh sáng theo chức năng đèn trần cho ánh sáng chính toàn phòng, đèn bàn, đèn tường cho những góc làm việc, đọc sách, trang trí,..
- Ánh sáng nên phân bổ đều khắp nhà tránh tạo vùng tối âm u vì dễ tích tụ âm khí.
Thiết kế thiếu công năng chỉ tập trung vào thẩm mỹ
“Đẹp nhưng không tiện dụng” nhiều công trình nhà ở được đầu tư mạnh vào thẩm mỹ với mong muốn tạo nên không gian sống sang trọng, ấn tượng. Tuy nhiên quá chú trọng đến hình thức mà bỏ qua sự tiện lợi, hợp lý trong sử dụng.
Hậu quả
Các khu vực chức năng như bếp, nhà vệ sinh, phòng ngủ không được bố trí hợp lý dẫn đến việc di chuyển bất tiện, gây phiền phức trong sinh hoạt. Khó bảo trì, sửa chữa việc thiết kế “cầu kỳ để đẹp” sẽ khiến vật liệu khó vệ sinh, khiến chi phí và công sức bảo trì tăng cao. Tốn kém về chi phí vật liệu đắt tiền hoặc chi tiết trang trí phức tạp nhưng không có giá trị sử dụng thực tế.
Gợi ý khắc phục
- Thiết kế nên dựa vào số lượng thành viên, thói quen sinh hoạt và các nhu cầu cụ thể thay vì chạy theo xu hướng thiết kế.
- Đảm bảo các khu vực chức năng rõ ràng, có kết nối thuận tiện, đặc biệt là giữa bếp – phòng ăn – phòng khách.
- Một bản thiết kế tốt là sự cân bằng giữa thẩm mỹ và công năng. Lắng nghe tư vấn sẽ giúp biến ý tưởng đẹp thành không gian sống hiệu quả.
- Sử dụng các món đồ tích hợp công năng (bàn ăn gấp, vách ngăn di động…) giúp tiết kiệm diện tích mà vẫn đảm bảo tiện nghi.
Không nắm quy trình thiết kế nội thất
Quy trình thiết kế nội thất là quá trình từ việc hình thành ý tưởng đến việc thực hiện ý tưởng đó. Là một quy trình thể hiện lại mong muốn của bản thân mình. Tuy nhiên, nhiều gia chủ thường bỏ qua hoặc không nắm rõ quy trình thiết kế này. Dẫn đến việc thi công thiếu nhất quán, phát sinh chi phí, mất cân đối không gian. Không chỉ không đáp ứng được mong muốn bản thân mà còn ảnh hưởng đến chất lượng sống lâu dài.
Hậu quả
Phòng ốc bố trí thiếu sự liên kết, không tận dụng được diện tích hiệu quả, gây rối mắt và khó sử dụng. Tốn kém chi phí sửa chữa do thiết kế không đồng bộ dẫn đến làm lại vừa mất tiền và mất thời gian. Đặt đồ không vừa kích thước phòng, đường điện – nước không phù hợp với vị trí sử dụng.
Gợi ý khắc phục
- Đo đạc thực tế công trình, nắm rõ diện tích, đặc điểm không gian, nhu cầu sử dụng, phong cách mong muốn, số thành viên,…
- Phân chia không gian hợp lý (vị trí giường, tủ, bếp, bàn ăn…), đảm bảo sự tiện lợi trong sinh hoạt và dòng di chuyển mạch lạc.
- Dựng hình ảnh trực quan về màu sắc, vật liệu, ánh sáng, kiểu dáng đồ nội thất để gia chủ dễ hình dung không gian sống tương lai.
- Lên bảng dự toán chi phí cho toàn bộ hạng mục: gỗ, sơn, đèn, thiết bị vệ sinh,… Giúp kiểm soát ngân sách hiệu quả.
- Triển khai bản vẽ kỹ thuật thi công bao gồm hệ thống điện nước, chi tiết đồ gỗ, vật liệu, kích thước chính xác để thi công không bị sai lệch.
Những Sai Lầm Trong Quy Trình Thi Công Nội Thất
Không kiểm soát tiến độ thi công nội thất – Phát sinh giá thi công nội thất do làm lại
Việc thi công nội thất tưởng chừng như chỉ cần “theo thiết kế”, nhưng trên thực tế, nếu không kiểm soát chặt chẽ tiến độ và quá trình thực hiện, bạn sẽ phải đối mặt với những lần sửa chữa, làm lại tốn kém thời gian lẫn chi phí. Phát sinh nhiều chi phí về giá thi công nội thất tăng lên mà còn tốn thêm thời gian chờ đợi thi công.
Hậu quả
Thi công kéo dài khiến chi phí nhân công đội lên theo ngày. Dễ xảy ra lỗi do không bám sát bản vẽ hoặc thay đổi thiết kế giữa chừng. Làm lại nhiều lần dẫn đến lãng phí nguyên vật liệu. Ảnh hưởng đến kế hoạch dọn vào ở hoặc khai thác sử dụng.
Gợi ý khắc phục
- Lập kế hoạch tiến độ cụ thể ngay từ đầu và có người giám sát xuyên suốt quá trình.
- Làm rõ trách nhiệm giữa chủ đầu tư và đơn vị thi công qua hợp đồng.
- Chốt bản thiết kế kỹ lưỡng trước khi bắt tay thi công để tránh thay đổi liên tục.
- Cập nhật thường xuyên và kịp thời xử lý các sự cố phát sinh ngay khi xuất hiện.
Không dự trù và tính toán thời gian hợp lý
Việc không dự trù thời gian hợp lý, thiếu kế hoạch rõ ràng khiến công trình dễ bị chậm trễ, ảnh hưởng đến lịch trình dọn vào hoặc sử dụng không gian. Là lỗi thường gặp khi quá chủ quan hoặc chưa có kinh nghiệm giám sát. Thiết kế và thi công không chỉ cần đẹp mà còn phải đúng tiến độ tránh mất chi phí ảnh hưởng sau này.
Hậu quả
Chậm tiến độ bàn giao, gây ảnh hưởng đến kế hoạch chuyển nhà hoặc khai trương nếu là mặt bằng kinh doanh. Thi công gấp rút vào phút chót, dễ xảy ra lỗi kỹ thuật, ảnh hưởng đến chất lượng nội thất. Tăng chi phí phát sinh như thuê chỗ ở tạm, gửi đồ, hoặc trả thêm phí nhân công do kéo dài thời gian. Gây căng thẳng, áp lực cho cả gia chủ lẫn đội thi công vì bị thúc ép hoàn thành trong thời gian ngắn.
Gợi ý cách khắc phục
- Lập kế hoạch thời gian chi tiết cho từng giai đoạn từ thiết kế, đặt vật liệu, đến thi công. Nên có thời gian dự trữ để xử lý các tình huống phát sinh.
- Khởi công sớm, tránh rơi vào cao điểm cuối năm hoặc mùa mưa – thời gian dễ bị kéo dài.
- Trao đổi rõ với đơn vị thi công về deadline và tiến độ từng hạng mục trong dự án. Đồng thời theo dõi thường xuyên để đảm bảo đúng lộ trình.
- Ưu tiên chốt thiết kế hoàn chỉnh trước khi thi công để đảm bảo sự thống nhất và hiệu quả. Tránh vừa làm vừa sửa vừa mất thời gian, dễ sai lệch và phát sinh chi phí.
Sử dụng vật liệu kém không chất lượng
Trong quá trình tối ưu tiết kiệm chi phí, không ít người chọn vật liệu rẻ, kém chất lượng để hoàn thiện nội thất. Nhưng đây là “cái bẫy” dễ khiến bạn tốn gấp đôi chi phí về sau vì sửa chữa, thay thế liên tục.
Hậu quả
Nội thất nhanh xuống cấp cong vênh, bong tróc, hư hỏng sau thời gian ngắn sử dụng. Gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến trải nghiệm sống. Tăng nguy cơ mất an toàn, đặc biệt là hệ thống điện – nước âm tường, thiết bị cố định. Tốn thêm chi phí để sửa hoặc thay mới, thậm chí làm lại toàn bộ.
Gợi ý cách khắc phục
- Chọn vật liệu từ các thương hiệu uy tín, có bảo hành và nguồn gốc rõ ràng.
- Đừng ham rẻ – hãy đánh giá tổng thể giữa giá thành và độ bền.
- Tham khảo ý kiến chuyên gia, kiến trúc sư để chọn loại vật liệu phù hợp với ngân sách.
- Ký kết rõ ràng với nhà thầu về vật liệu được sử dụng trong hợp đồng.
Kết luận
Đừng xem nhẹ những chi tiết nhỏ trong công trình nội thất. Không chỉ là trang trí, đó còn là sự đầu tư lâu dài cho công năng, không gian sống. Những sai lầm nhỏ cũng có thể dẫn đến hệ quả nghiệm trọng về tài chính và tinh thần.
Để chọn đơn vị thiết kế uy tín, rõ ràng, minh bạch thì Nội Thất Đức Tú tự hào một lựa chọn đúng đắn dành cho bạn. Tự tin đem đến cho bạn những dịch vụ tốt nhất và sản phẩm chất lượng nhất. Liên hệ ngay với Đức Tú để có thể tư vấn và báo giá cụ thể cho dự án của bạn.
XEM THÊM
Cách Chọn Bàn Trà Phòng Khách Đẹp Phù Hợp Với Không Gian
Nguyên Tắc Thiết Kế Phòng Ngủ Mà Bạn Không Thể Bỏ Qua
Thiết Kế Xanh – Xu Hướng Thiết Kế Thu Hút