Phòng bếp đẹp là phòng bếp không chỉ được thiết kế, bố trí đồ nội thất khoa học hợp lý. Mà nó còn phải đáp ứng được các tiêu chuẩn thiết kế, kích thước,… phù hợp với ngôi nhà. Điều này sẽ giúp cho người sử dụng bếp có thể thoải mái di chuyển. Và đem đến sự thông thoáng cho căn bếp. Vậy kích thước tủ bếp tiêu chuẩn là gì? Trong bài viết dưới đây, Đức Tú Furniture sẽ giúp bạn tìm hiểu những thông tin chi tiết kích thước của tủ bếp. Cùng khám phá ngay nhé.
>>> Click Ngay:
- Cấu Tạo Tủ Bếp Và Chức Năng Của Từng Bộ Phận Bếp Trong Thiết Kế
- Cách Chọn Bàn Trà Phòng Khách Đẹp Phù Hợp Với Không Gian
- Nguyên Tắc Thiết Kế Phòng Ngủ Mà Bạn Không Thể Bỏ Qua
Tầm Quan Trọng Của Kích Thước Tủ Bếp
Không phải tủ bếp có kích thước càng lớn hoặc có nhiều ngăn chứa thì sẽ thể hiện được sự tiện nghi cũng như tính thẩm mỹ căn phòng. Do đó, kích thước tủ bếp phù hợp với diện tích và chiều cao gia chủ hay người sử dụng sẽ đem lại nhiều lợi ích khác nhau. Như:
- Đảm bảo sự tiện lợi khi sử dụng: Tủ bếp có kích thước phù hợp người sử dụng, sẽ giúp cho việc nấu nướng, lưu trữ thực phẩm hay đồ dùng nội thất trở nên dễ dàng. Điều này cho phép bạn sử dụng mọi thứ thoải mái. Không cần cúi gập người tránh được nguy cơ mỏi lưng, đau cơ.
- An toàn trong quá trình sử dụng: Tủ bếp quá cao hoặc quá thấp so với chiều cao người sử dụng sẽ dẫn đến các tình huống như rơi vỡ đồ đạc, chạm đầu vào cánh cửa sẽ thường xuyên diễn ra.
- Tối ưu không gian bếp: căn bếp tiêu chuẩn sẽ tạo nên sự cân đối cho tổng thể không gian. Giúp phòng bếp thêm đẹp mắt và thu hút hơn.
- Đáp ứng yêu cầu phong thuỷ: đối với ngưới Á Đông, phong thuỷ vẫn được ứng dụng nhiều trong quá trình thiết kế nội thất. Do đó, căn bếp có kích thước chuẩn, phù hợp với phong thuỷ sẽ đem lai may mắn tài lộc cho gia chủ.
Kích Thước Bếp Tiêu Chuẩn Thông Dụng Hiện Nay
Dựa vào những kinh nghiệm thi công nội thất bếp tại thị trường Đà Nẵng và miền Trung – Tây Nguyên. Đức Tú Furniture sẽ giúp bạn đưa ra một số loại kích thước tủ bếp cho mọi chất liệu. Cùng tham khảo dưới đây nhé.
Kích thước tủ bếp trên
Tủ bếp trên là phần tủ được cố định trên tường. Chúng sẽ nằm phía trên mặt bếp và công năng của chúng là làm nơi lưu trữ những đồ vật dụng có khối lượng nhẹ như bát đĩa, ly tách hoặc gia vị, đồ khô. Do đó, chiều cao tủ bếp đạt tiêu chuẩn sẽ phù hợp với chiều cao của người sử dụng bếp. Ảnh hưởng đến sự tiện nghi cũng như thẩm mỹ của căn bếp.
Thông thường, chiều cao của tủ bếp sẽ dao động từ 60 – 80cm, chiều sâu khoảng 30 – 35cm. Còn chiều dài sẽ được thiết kế linh hoạt theo không gian, diện tích nhà bếp và nhu cầu sử dụng. Khi bố trí tủ bếp, bạn cũng nên lưu ý đến kích thước các thiết bị bếp như: máy hút mùi, kệ chén,… Bởi những yếu tố này cũng ảnh hưởng khá lớn đến việc xác định chiều cao của tủ bếp.
Ngoài ra, đối với tủ bếp kịch trần, kích thước bếp đạt chuẩn sẽ là: chiều cao từ khoảng 80cm, chiều sâu tủ bếp trên là 35cm.
Kích thước tủ bếp dưới
Tủ bếp dưới là phần tủ đặt dưới mặt bàn bếp, tiếp xúc với sàn nhà. Vai trò của tủ bếp dưới là chứa những vật dụng nặng như: xoong, nồi,… Tích hợp thêm một số thiết bị có công suất lớn như: máy rửa bán, bồn rửa,… Kích thước tiêu chuẩn của tủ bếp dưới sẽ ảnh hưởng đến nhiều thao tác nấu nướng hằng ngau. Nên kích thước chuẩn của tủ bếp dưới sẽ rơi vào khoảng như sau:
- Chiều cao tủ bếp: dao động từ 81cm – 92cm, tính từ sàn nhà đến mặt bàn bếp
- Chiều sâu tủ sẽ vào khoảng 55cm – 60cm. Kích thước này sẽ đủ để lắp đặt các thiết bị âm và phụ kiện bếp như ray, trượt, kệ xoong nồi,…
- Chân đế tủ bếp sẽ có chiều cao 8cm – 10cm. Độ sâu thụt vào so với tủ bếp dưới là 5cm – 7cm.
Chiều cao của tủ bếp nên phụ thuộc vào chiều cao trung bình của các thành viên trong gia đình. Nếu chiều cao tủ bếp quá cao hay quá thấp. Sẽ ảnh hưởng đến quá trình sử dụng, thao tác nấu nướng bị bất tiện. Kích thước tủ bếp dưới đạt chuẩn sẽ giúp đảm bảo tính thẩm mỹ. Đồng bộ toàn bộ hệ thống tủ bếp và đem đến sự tiện nghi cho không gian bếp.
Khoảng cách chiều cao giữa bếp trên và dưới
Thêm một yếu tố kích thước của tủ bếp mà bạn không được bỏ qua. Đó là chính là khoảng cách giữa tủ bếp trên và tủ bếp dưới. Đây chính là khoảng không gian người sử dụng bếp có thể hoạt động nấu nướng. Đồng thời đảm bảo tính an toàn cho tủ bếp. Khoảng cách lý tưởng tính từ mặt bàn bếp đến đáy tủ bếp trên là khoảng 35 – 65cm theo tiêu chuẩn thiết kế. Chiều cao này sẽ đảm bảo người dùng có thể thoải mái sử dụng mà không lo vị chạm phải.
Việc giữ khoảng cách chuẩn giúp cho không gian bếp thêm phần cân đối và thông thoáng. Thuận tiện cho các hoạt động nấu nướng cũng như lưu trữ đồ dùng, chén bát phù hợp và gọn gàng. Bởi nếu khoảng cách giữa tủ bếp trên và dưới quá cao sẽ gây khó khăn khi người dùng bếp lấy đồ trên kệ tủ. Đặt biệt nếu người đứng bếp là nữ. Còn nếu khoảng cách quá thấp thì không bếp sẽ trở nên chật chội và ngột ngạt hơn.
Kích thước phụ kiện tủ bếp
Để sở hữu tủ bếp đẹp và phù hợp, thì kích thước giữa các phụ kiện bếp cũng cần được chú ý. Điều này sẽ đảm bảo được công năng sử dụng. Cũng như các thao tác nấu nướng cũng giữ được an toàn khi sử dụng. Cùng Nội Thất Đức Tú khám phá nguyên tắc thiết kế bếp có kích thước tối ưu là như thế nào nhé.
Cụ thể:
- Kích thước cánh tủ bếp: nên dao động ở kích thước 60 – 80cm. Chiều rộng là 30 – 37cm đối với cánh tủ bếp gỗ tự nhiên. Và là 30 – 35cm đối với gỗ công nghiệp.
- Kích thước khoang bếp: Chiều rộng nên có của khoang tủ bếp dưới sẽ là từ 55 – 58cm. Và chiều sâu của khoang tủ bếp trên là 35cm.
- Khoảng cách giữa chậu rửa và bếp nấu: nên dao động từ 60 – 90cm. Khoảng cách này sẽ đảm bảo được các thao tác sơ chế, đặt đồ thoảng mái. Hạn chế được nước bắn vào khu vực nấu nướng.
- Khoảng cách giữa bếp nấu và tủ lạnh nên có kích thước từ 80 đến 120cm. 2 thiết bị này nên tránh để quá gần vì bếp sinh nhiệt sẽ ảnh hưởng đến độ bền và hiệu suất của tủ lạnh.
- Khoảng cách giữ bếp và máy hút mùi nên là 65 – 75cm. Khoảng cách này vẫn có thể thay đổi tuỳ thuộc vào bếp điện hay bếp gas. Đảm bảo phát huy được việc hút mùi và an toàn khi nấu nướng.
- Khoảng cách giữa các thiết bị âm tủ như lò nướng, máy rửa chén,… Bạn nên cân nhắc tuỳ thuộc vào diện tích phòng bếp. Tránh cấn ray trượt. cửa mở không bị vướng và thuận tiện trong việc di chuyển.
Kích thước bàn bếp
Bàn bếp là phần bề mặt nằm trên tủ bếp dưới. Đây là nơi thường được sử dụng để sơ chế, chế biến thực phẩm, bày biện món ăn,… Kích thước bàn bếp được thiết kế dựa trên chiều cao người sử dụng. Để đảm bảo được sự thoải mái cũng như hiệu quá trong quá trình nấu nướng. Thông thường kích thước bàn bếp sẽ là:
- Chiều cao bàn bếp nên trong khoảng 86cm – 89cm – 94cm hoặc 1m.
- Chiều rộng của bàn bếp khoảng 47cm, 50cm, 55cm, 62cm.
- Độ dày mặt bàn bếp dao động 1.5cm – 2cm. Độ dày này sẽ đảm bảo được sức chịu lực tốt.
Tuy nhiên, kích thước bàn bếp cần được đồng bộ tủ bếp dưới. Tạo nên không gian bếp thống nhất và nâng cao tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.
Kích thước đảo bếp
Đảo bếp hay còn gọi là bàn đảo. Đây là phần tủ bếp độc lập, đặt giữa không gian nhà bếp, tăng thêm không gian lưu trữ, chế biến. Một số bàn đảo bếp còn được tích hợp thêm bếp nấu, chậu rửa hay quầy bar. Hỗ trợ nhiều thành viên trong gia đình nấu nướng cùng nhau. Theo tiêu chuẩn thiết kế, kích thước đảo bếp sẽ như sau:
- Chiều cao đảo bếp: từ 85 – 90cm. Chiều cao này tương đương với chiều cao mặt bàn bếp thông thường.
- Chiều sâu đảo bếp dao động từ 60 – 90cm. Tuỳ thuộc vào công năng sử dụng để bạn có thể lựa chọn chiều sâu phù hợp. Ví dụ, nếu chỉ dùng để đặt đồ hoặc làm bàn ăn nhanh thì 60cm là đủ. Còn nếu đảo bếp còn tích hợp với bếp/chậu thì nên làm chiều sâu lớn hơn.
- Chiều dài đảo bếp: tuỳ thuộc vào diện tích phòng bếp để lựa chọn kích thước. Nhưng phổ biến sẽ là 120cm – 180cm. Nếu không gian bếp quá rộng, bạn sẽ bắt gặp được một số đảo bếp dài đến 2m, có thể kết hợp thêm chỗ ngồi.
- Khoảng cách giữa đảo bếp và khu vực bếp chính nên từ 90 – 120cm. Điều này sẽ đảm bảo di chuyển thoải mái, cánh tủ và thiết bị bếp sẽ không bị va chạm.
Kích thước phong thuỷ của tủ bếp
Ngoài kích thước phù hợp với người dùng, thì người dân Việt Nam nói riêng và Á Đông nói chung vẫn quan tâm đến kích thước phong thuỷ của tủ bếp khi thiết kế nội thất nhà ở. Trong đó, kích thước Lỗ Ban chính là công cụ đo phong thuỷ được sử dụng phổ biến trong xây dựng và nội thất. Cụ thể sau đây:
- Chiều cao mặt bàn bếp, thường tính từ sàn lên nằm trong khoảng 81 – 86cm. Kích thước này tương ứng với thước trên Lỗ Ban là 52cm. Mang ý nghĩa tốt lành cho gia chủ.
- Chiều sâu tủ bếp dưới chọn khoảng 56 – 60cm. Kích thước này rơi vào cung Quý Nhân hoặc Tài Vượng trong phong thuỷ.
- Chiều cao tổng thể tủ bếp trên và dưới, bao gồm khoảng cách giữa 2 tủ nên ở mức 2m18 – 2m25. Nó sẽ rơi vào cung Thiên Lộc, Phúc Đức.
- Ngoài ra, khi thiết kế tủ bếp, bạn nên chú ý nguyên tắc: Toạ hung – Hướng Cát. Cũng như tránh vị trí đối diện nhà vệ sinh, cửa chính hoặc dưới xà ngang. Để không gây áp lực và hao tổn năng lượng của gia chủ.
Những Kích Thước Bếp Tiêu Chuẩn Theo Từng Kiểu Dáng Bếp
Ngày nay, trên thị trường có nhiều mẫu tủ bếp được thiết kế với kiểu dáng khác nhau cùng với chất liệu khác nhau. Do đó, để có thể biết được kích thước bếp tiêu chuẩn của từng loại dáng bếp như thế nào. Theo dõi bài viết dưới đây cùng Nội Thất Đức Tú:
Bếp chữ U
Bếp chữ U là dáng bếp có hình dáng giống chữ U. Kiểu bếp này phù hợp với những không gian bếp có diện tích rộng rãi. Nên thông thường kích thước tiêu chuẩn của loại bếp này là:
- Chiều rộng: dao động từ 2,7 đến 3,7m
- Chiều sâu: phụ thuộc vào như cầu sử dụng và diện tích không gian bếp. Dao động khoảng 60 – 65cm là kích thước phù hợp nhất.
- Chiều cao tủ bếp dưới là 80 – 90cm. Chiều sâu tủ dưới là 50 – 55cm.
- Chiều cao tủ bếp dưới nên vào khoảng 70 – 80cm. Và chiều sâu nên là 30 – 45cm.
Bếp chữ I
Bếp chữ I là dạng bếp được ưa chuộng trong thị trường hiện nay. Bởi chi phí thiết kế không quá tốn kém cũng như phù hợp với đa dạng diện tích bếp. Nên kích thước của bếp chữ I này sẽ là:
- Chiều dài: tuỳ thuộc vào diện tích bếp của gia đình.
- Chiều rộng: kích thước phù hợp nhất là 60 – 65cm.
- Chiều cao tủ bếp dưới: 81 – 85cm.
Bếp chữ L
Kiểu bếp chữ L cũng là kiểu bếp được áp dụng cho nhiều căn bếp. Chúng vừa thẩm mỹ vừa đáp ứng được nhiều công năng sử dụng khác nhau. Tham khảo kích thước tiêu chuẩn để thiết kế tủ bếp chữ L là:
- Chiều dài bếp nên lớn hơn 4m. Điều này để đảm bảo thẩm mỹ cho căn bếp
- Kệ bếp có chiếu dài tối thiểu 3,2m, để tạo cảm giác cụt ngũn cho căn bếp
- Chiều cao tủ bếp trên là trên 80cm và chiều sâu 35cm
- Chiều cao tủ bếp dưới là 81 – 86cm, chiều sâu tủ bếp dưới là 60cm.
Những Hậu Quả Khi Lắp Đặt Tủ Bếp Sai Kích Thước
Để căn bếp được bố trí hợp khoa học và tiện nghi thì việc lắp đặt tủ bếp đúng kích thước sẽ phát huy nhiều hiệu quả. Nếu lựa chọn sai kích thước sai sẽ đem lại nhưng hậu quả sau:
- Nếu kích thước quá nhỏ thì không gian tủ bếp sẽ chật hẹp. Công năng của tủ cũng hạn chế. Không chưa được các vật dụng lớn. Thao thác nấu nướng cũng vướng víu.
- Nhưng nếu kích thước tủ bếp quá lớn so với diện tích bếp, sẽ làm không gian bếp thêm phần bí bách. Kệ tủ quá lớn, dẫn đến việc cất trữ và tìm dụng cụ khó khăn hơn. Tốn kém chi phí thi công nhiều hơn.
- Kích thước tủ bếp không chuẩn có thể gây khó khăn khi lắp đặt các thiết bị bếp âm tường như lò nướng, máy rửa bát,… Ảnh hưởng đến thẩm mỹ căn bếp.
- Kích thước không phù hợp sẽ khiến cho người nấu ăn cảm thấy không thoải mái khi sinh hoạt nấu nướng.
- Bên cạnh đó, kích thước tủ bếp sai với tiêu chuẩn và phong thuỷ sẽ làm không giạn bếp trở nên rối mắt, mất thẩm mỹ. Đồng thời ảnh hưởng đến tài lộc may mắn cho ngôi nhà.
Tổng Kết
Trên đây là những thông tin về kích thước tủ bếp tiêu chuẩn mà Đức Tú Furniture muốn nhắn nhủ đến bạn. Giúp bạn có thêm kiến thức khi thiết kế căn bếp cho mình. Nếu bạn đang có nhu cầu tư vấn về loại tủ bếp cũng như muốn tìm đơn vị thiết kế thi công nội thất uy tín. Hãy liên hệ đến với Nội Thất Đức Tú để được hỗ trợ và báo giá cụ thể nhé.
>>> Bật Mí Ngay:
- Thiết Kế Xanh – Xu Hướng Thiết Kế Thu Hút
- Phong Cách Art Deco Và Ứng Dụng Trong Thiết Kế Nội Thất
- Mẫu Phòng Ngủ Tone Xám Đang Thịnh Hành Dẫn Đầu Xu Hướng